[PDF] T I N B Ch Khoa Vi T Nam N S - eBooks Review

T I N B Ch Khoa Vi T Nam N S


T I N B Ch Khoa Vi T Nam N S
DOWNLOAD

Download T I N B Ch Khoa Vi T Nam N S PDF/ePub or read online books in Mobi eBooks. Click Download or Read Online button to get T I N B Ch Khoa Vi T Nam N S book now. This website allows unlimited access to, at the time of writing, more than 1.5 million titles, including hundreds of thousands of titles in various foreign languages. If the content not found or just blank you must refresh this page





T I N B Ch Khoa Vi T Nam N S


T I N B Ch Khoa Vi T Nam N S
DOWNLOAD
Author :
language : vi
Publisher:
Release Date : 2003

T I N B Ch Khoa Vi T Nam N S written by and has been published by this book supported file pdf, txt, epub, kindle and other format this book has been release on 2003 with Encyclopedias and dictionaries, Vietnamese categories.




T I N B Ch Khoa Vi T Nam N S


T I N B Ch Khoa Vi T Nam N S
DOWNLOAD
Author :
language : vi
Publisher:
Release Date : 1995

T I N B Ch Khoa Vi T Nam N S written by and has been published by this book supported file pdf, txt, epub, kindle and other format this book has been release on 1995 with Encyclopedias and dictionaries, Vietnamese categories.




Ph T Gi O C C T Nh V Th Nh Ph T I V Ng Nam B


Ph T Gi O C C T Nh V Th Nh Ph T I V Ng Nam B
DOWNLOAD
Author : Thích Nhật Từ
language : vi
Publisher: Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay
Release Date : 2020-12-11

Ph T Gi O C C T Nh V Th Nh Ph T I V Ng Nam B written by Thích Nhật Từ and has been published by Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay this book supported file pdf, txt, epub, kindle and other format this book has been release on 2020-12-11 with Religion categories.


ĐỀ DẪN Quyển sách “Phật giáo các tỉnh và thành phố tại vùng Nam bộ” là 1/5 tập sách và là tuyển tập các bài nghiên cứu trong Hội thảo quốc bgia về cùng chủ đề, do Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM đồng tổ chức vào ngày 10/01/2021. Văn hóa và đời sống tinh thần của các tộc người tại vùng Nam bộ gồm Tây Nam bộ và Đông Nam bộ gắn liền với bản sắc văn hóa Phật giáo gồm Phật giáo Bắc truyền, Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Khmer. Tây Nam bộ gọi tắt là miền Tây, có 1 thành phố trực thuộc trung ương là Cần Thơ và 8 tỉnh gồm An Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Hậu Giang, Long An, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long. Đông Nam bộ gọi tắt là miền Đông có 1 thành phố trực thuộc trung ương là TP.HCM và 4 tỉnh gồm Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh. Tiếp cận từ góc độ lịch sử, tôn giáo, khảo cổ học, văn hóa học, dân tộc học, quyển sách này nhằm làm rõ các giai đoạn lịch sử của quá trình truyền bá, lan tỏa và phát triển của Phật giáo ở vùng Nam bộ cũng như ảnh hưởng và vai trò của Phật giáo trong đời sống văn hóa, tinh thần và xã hội trong các cộng đồng dân tộc ở vùng Nam bộ từ khi du nhập, phát triển cho đến hiện nay. Quyển sách này chia làm 2 phần. Phần một giới thiệu bối cảnh xã hội, văn hóa của 14/19 tỉnh thuộc vùng Nam bộ, sự hình thành và phát triển Phật giáo tỉnh, các hệ phái, giáo phái Phật giáo. Phần hai giới thiệu kiến trúc mỹ thuật Phật giáo, các phong trào Phật giáo, các bậc tiền bối hữu công, sự hội nhập và phát triển Phật giáo tại vùng Nam bộ.



Ch Ng Tr Nh Ph T H C T I Vi T Nam V Tr N Th Gi I


Ch Ng Tr Nh Ph T H C T I Vi T Nam V Tr N Th Gi I
DOWNLOAD
Author : Thích Nhật Từ
language : vi
Publisher: Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
Release Date : 2019-11-11

Ch Ng Tr Nh Ph T H C T I Vi T Nam V Tr N Th Gi I written by Thích Nhật Từ and has been published by Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh this book supported file pdf, txt, epub, kindle and other format this book has been release on 2019-11-11 with Religion categories.


Một trong bốn diễn đàn chính của Hội thảo học thuật “Phật học Việt Nam thời hiện đại: Bản chất, hội nhập và phát triển” là diễn đàn “Chương trình Phật học tại Việt Nam và trên thế giới” nhằm kỷ niệm 35 năm thành lập HVPGVN tại TP. HCM diễn ra trong ba ngày 6-8/11/2019. Các tác giả trong diễn đàn này là một số giảng viên HVPGVN tại Tp.HCM và còn lại là các sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam đang du học tại 11 nước, đã hoan hỷ đóng góp bài tham luận theo “đơn đặt hàng” của tôi. Đây là diễn đàn đầu tiên về chủ đề so sánh chương trình Phật học tại Việt Nam và 11 nước và khu vực tiêu biểu trên thế giới bao gồm Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Tây Tạng, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Canada, vương quốc Anh và Pháp. Các nước nêu trên gồm ba trường phái Phật giáo: Nam truyền, Bắc truyền và Mật tông. Bên cạnh đó còn có các quốc gia ở phương Tây mới tiếp nhận đạo Phật từ hậu bán thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX nhưng lại có khoa Phật học hoặc bộ môn Phật học ở các trường Đại học nổi tiếng thế giới. Đây là điều đáng trân trọng. Với 12 quốc gia và khoảng 100 trường Đại học cũng như Phật học viện đào tạo Phật học, dù không đại diện toàn bộ 5 Châu lục và gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuyển tập này đã khắc họa bức tranh khái quát không chỉ về khoa Phật học hay chuyên ngành Phật học tại các nước phương Tây gồm châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và đặc biệt châu Á, cái nôi của Phật giáo, còn cung cấp cho độc giả những thông tin bổ ích về lịch sử Phật giáo tại 11 nước ngoài Việt Nam. Về nền Phật học Việt Nam, tuyển tập này giới thiệu ba bài nghiên cứu tiêu biểu. HT. Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, trong bài “Giáo dục Phật giáo: Sự kế thừa và phát triển” đã khái quát nền giáo dục Phật giáo tại Việt Nam trong thế kỷ XX gắn liền với phong trào chấn hưng Phật giáo tại nước nhà. Với vai trò lãnh đạo cao nhất của GHPGVN, Hòa thượng kêu gọi 4 Học viện, 9 trường Cao đẳng và 35 trường Trung cấp Phật học trên toàn quốc cần cải cách hơn nữa để một mặt giúp nền Phật học Việt Nam có tính thứ tự và tính sư phạm, mặt khác góp phần hội nhập, tương tác và phát triển Phật học trong khu vực và trên thế giới. TT. Thích Nhật Từ, Phó Ban Giáo dục Phật giáo GHPGVN, đề xuất “Cải cách toàn diện giáo dục Phật giáo Việt Nam” như một nhu cầu tất yếu. Cần thống nhất hệ thống giáo dục Phật giáo từ hệ giáo dục phổ cập, hệ giáo dục cơ bản Phật học, hệ giáo dục Cao đẳng và Đại học Phật giáo. Cần thống nhất giáo án cho từng cấp học tại 35 trường Trung cấp Phật học, 9 trường Cao đẳng Phật học. Riêng 4 HVPGVN trên toàn quốc cần tính đa dạng và tự chủ nội dung đào tạo để tạo bản sắc riêng. Ngoài thân giáo, các giảng viên Phật học phải là những tấm gương mô phạm, giảng bài mang tính sư phạm, nội dung phải khế lý và khế cơ, sáng tạo trong cách giảng dạy nhằm giúp các Tăng Ni sinh thành tựu quá trình tự giáo dục, hướng đến sự hoàn thiện trí tuệ, đạo đức và thiền định. Bài “Vai trò giáo dục Phật giáo ở Việt Nam và trên thế giới” của ĐĐ. Thích Thiện Huy giới thiệu một cách tổng quan mô hình giáo dục Phật giáo của HVPGVN tại Tp.HCM và một số nước trên thế giới. Các gợi mở của tác giả trong bài này kêu gọi các nhà nghiên cứu so sánh và phản biện nhằm tìm ra hướng đi cho sự hoàn thiện chương trình tu học Phật tại các trường Đại học có ngành Phật học và các HVPGVN có mô hình học Phật nội trú tại Việt Nam. Về Ấn Độ, khởi nguyên của đạo Phật, có 4 bài nghiên cứu. Sư cô Diệu Nga qua bài “Chương trình Thạc sĩ Phật học của Đại học Nava Nalanda Mahavira và Đại học Nalanda, Rajgir” đã so sánh chương trình Phật học của 2 trường Đại học cùng mang tên Nalanda, chỉ cách nhau 15 cây số, với những điểm dị biệt trong chương trình học, thể hiện sở trường riêng của mỗi trường về ngành Phật học. Nếu trường Đại học đầu là nơi các cao Tăng Việt Nam tốt nghiệp như Đại sư Minh Châu, Thiện Châu, Huyền Vi tốt nghiệp thì trường Đại học sau có hơn 20 Tăng Ni Việt Nam đang theo học. TS. Phương Anh Đạt trong bài “Trường Đại học Gautam Buddha: Điểm nhấn trong nền Phật học Ấn Độ” giới thiệu công lao của bà Mayawati thống đốc bang Uttar Pradesh bốn nhiệm kỳ xây dựng trường Đại học mang tên đức Phật. Chương trình Phật học tại đây rất phong phú, với đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm thâm niên, Campus thoáng rộng, ký túc xá thuận lợi, thư viện đầy đủ sách Phật học, thiền đường lớn thuận lợi cho việc tu. Hiện có khoảng 80 Tăng Ni Việt Nam tu học nội trú bên cạnh sinh viên của nhiều nước khác. ĐĐ. Nguyên Thế trong bài “Trung tâm nghiên cứu Phật giáo Đại thừa của trường Đại học Acharya Nagarjuna” khẳng định rằng đây là điểm đến thuận lợi cho Tăng Ni sinh Việt Nam. Ngoài việc đào tạo chuyên sâu về Đại thừa, Trung tâm này còn nghiên cứu so sánh văn hóa Phật giáo ở các nước cũng như so sánh tư tưởng Phật học giữa các trường phái Phật giáo khác nhau. Bài viết “Khái quát khoa Phật học của Đại học Sanchi” của ĐĐ. Thích Giác Lâm, ngoài việc giới thiệu chương trình Phật học đặc thù tại đây, còn khái quát kiến trúc của bảo tháp Sanchi, biểu tượng của nền mỹ thuật Phật giáo Ấn Độ. Trường này có cơ sở hạ tầng tốt, thư viện có nhiều sách, có ký túc xá cho sinh viên nước ngoài, các giảng viên rất tận tình. Về nước Tích Lan, nơi tiếp nhận đạo Phật 23 thế kỷ trước, có nền Phật học vững mạnh. Như tựa đề của bài viết “Chương trình Pāli và Phật học bậc Đại học và sau Đại học tại Sri Lanka”, ĐĐ. Thích Đồng Tâm đã khái quát nền Phật học tiên tiến của nước này, đối chiếu chương trình đào tạo của hai trường Đại học lớn gồm Đại học Kelaniya và Học viện Phật giáo quốc tế Sri Lanka (SIBA). Hiện có khoảng 70 Tăng Ni Việt Nam đang tu học tại Sri Lanka. Trong hướng nghiên cứu so sánh giữa Việt Nam và Sri Lanka, ĐĐ. Thích Thanh An trong bài “Từ giáo dục Phật giáo của Sri Lanka đến hướng phát triển giáo dục Phật giáo tại Việt Nam” nêu bật được những điểm mạnh về Phật học của hai nước, vì cả hai đều bắt đầu giáo dục Phật giáo từ giáo dục tự viện (Pirivena) đến giáo dục trường (Vidya) và nay là giáo dục Đại học (University). Các điểm chính trong bài viết bao gồm chính sách giáo dục, mô hình đào tạo, kỹ năng quản lý, sự phân chia khoa, ngành, bộ môn… giúp độc giả hiểu sâu về bản sắc Phật học của hai nước. Về nền Phật học Miến Điện, bài viết “Đánh giá về giáo dục Phật giáo” của TS. Cho Cho Aung do Ni sư Huyền Tâm dịch chủ yếu giới thiệu chương trình Phật học của Đại học Phật giáo Nguyên thủy quốc tế tại Miến Điện. Đang khi, bài nghiên cứu “Giáo dục Phật giáo Myanmar: Lịch sử và hiện trạng” của sư cô Diệu Hiếu không chỉ khái quát lịch sử Phật học tại nước Phật giáo Nam truyền này, còn giới thiệu chương trình đào tạo giảng sư (Dhammācariya), kỳ thi Tam tạng Thánh điển Pāli, một số trường Đại học Phật giáo, nhấn mạnh trường Đại học quốc tế hoằng truyền Phật giáo Nguyên thủy (ITBMU) nơi tác giả tốt nghiệp Tiến sĩ Thiền học Phật giáo. Về Phật học tại Trung Quốc, có 6 bài nghiên cứu do các giảng viên khoa Trung văn của HVPGVN tại Tp.HCM viết. Bao quát nhất là bài “Hệ thống Phật học viện và các trường Phật học Trung Quốc” do tập thể các giảng viên khoa Trung văn giới thiệu về hai hệ thống Phật học viện đào tạo nội trú và trường Phật học Trung Quốc đào tạo ngoại trú; một bên theo mô hình truyền thống, đang khi bên còn lại theo mô hình giáo dục hiện đại. Cùng với hướng nghiên cứu “Hệ thống Phật học viện tại Trung Quốc ngày nay”, Ni sư Tuệ Liên, Phó khoa Trung văn, đã khái quát 20 Phật học viện tiêu biểu tại đất nước Phật giáo Đại thừa quan trọng nhất này, cung cấp các thông tin bổ ích cho Tăng Ni Việt Nam thích theo học khoa Phật học bằng tiếng Trung. Bài viết “Chương trình Phật học sau Đại học tại Đại học Nam Kinh” của sư cô Tịnh Hoa không chỉ giới thiệu chương trình Phật học mà còn khái quát chương trình khoa triết học và chuyên ngành Tôn giáo học. Qua đó cho thấy xu hướng nghiên cứu Phật học tại một trường Đại học thuộc hệ thống công lập của Trung Quốc. Sư cô Huệ Trang trong bài “Giáo dục Phật giáo Trung Quốc thời cận hiện đại” giới thiệu chương trình cải cách giáo dục nói chung và chương trình Phật học nói riêng tại Trung Quốc trong 5 thập niên trở lại đây. Bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của đa văn và giác ngộ mà người tu học Phật cần uyển chuyển vận dụng trong cuộc sống để phụng sự nhân sinh hiệu quả hơn. Như tựa đề của bài viết “Phổ Đà Sơn, cái nôi giáo dục Tăng tài”, ĐĐ. Thích Nguyên Tú giới thiệu lịch sử và ảnh hưởng to lớn của núi Phổ Đà đối với Phật giáo Trung Quốc. Đồng thời khẳng định mấy trăm năm đào tạo Tăng tài tại Trung tâm Phật học nổi tiếng này, góp phần phát triển Phật giáo Trung Quốc qua con đường giáo dục. ĐĐ. Thích Quảng Lạc trong bài “Sự hình thành và phát triển giáo dục của Học viện Phật giáo Trung Quốc” cho thấy tầm quan trọng của giáo dục Phật giáo tại thủ đô Bắc Kinh. Đồng thời, tác giả giới thiệu hệ thống Campus, cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục, thư viện đẳng cấp và chương trình Phật học từ Cử nhân đến Tiến sĩ của trường này. Về nền Phật học tại Đài Loan có 5 bài nghiên cứu của các giảng viên khoa Trung văn, HVPGVN tại TP.HCM. ĐĐ. Thích Vạn Lợi đã giới thiệu “Khái quát 7 trường Đại học Phật giáo tại Đài Loan” gồm Học viện Pháp cổ, Đại học Hoa Phạm, Đại học Phật Quang, Đại học Huyền Trang, Đại học Từ Tế, Đại học Khoa học Kỹ thuật Từ Tế và Đại học Nam Hoa. Bài viết cung cấp cái nhìn về nền giáo dục Phật học rất tiên tiến và hiện đại của Phật giáo Đài Loan trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa mà các nước trong khu vực cần tham khảo. Sư cô Tuệ Bổn trong bài “Giáo dục Phật giáo của Đài Loan” giới thiệu khái quát 7 thập niên hình thành và phát triển Phật học tại Đài Loan gồm hệ thống hóa giáo dục Phật học viện, học viện hóa giáo dục kết hợp với Tăng đoàn giáo dục và sự hiện đại hóa giáo dục tự viện, bên cạnh việc đánh giá các tồn đọng của giáo dục Phật học tại Đài Loan. Ni sư Như Nguyệt, Phó khoa Trung văn, trong bài so sánh “Chương trình Phật học của HVPGVN tại TP.HCM và trường Đại học Phật Quang, Đài Loan” làm nổi bật các tương đồng và dị biệt về mục tiêu đào tạo, thành phần giảng viên, cơ sở hạ tầng, chương trình đào tạo, công tác sinh viên, phương tiện học tập, kiểm tra, đánh giá chất lượng, sinh hoạt nội trú và học phí giữa hai trường. ĐĐ. Thích Vạn Lợi trong bài nghiên cứu về Đại học Pháp cổ, Đài Loan đã giới thiệu “Ba đại giáo dục và mục tiêu giảng dạy” của trường này dựa vào tác phẩm “Chia sẻ kinh nghiệm học Phật”. Ba đại giáo dục gồm: (i) Đào tạo nhân tài đủ năng lực nghiên cứu, giảng dạy, hoằng pháp, phục vụ chuyên ngành, (ii) Kết hợp lý luận và thành quả của giáo dục nhằm xây dựng xã hội và phát triển Phật giáo, (iii) Nhập thế bảo vệ 4 loại môi trường gồm tâm linh, sinh hoạt, lễ nghi và thiên nhiên. Về “Phật học tại Học viện Tịnh Giác tại Đài Loan”, Sư cô Phước Tường giới thiệu hai hệ thống giáo dục. Thứ nhất, hệ thống Phật học viện và thứ hai, hệ thống phân hiệu trực thuộc trường đại học Mahachulalongkorn, Thái Lan. Cả hai hệ thống đều đào tạo chương trình cử nhân và thạc sĩ Phật học, đáp ứng nguyện vọng tu học của Tăng Ni quốc tế. Về nền Phật học Tây Tạng, sư cô Nhật Hạnh, thông dịch viên của đức Dalai Lama 14 cho cộng đồng Việt Nam, trình bày qua bài “Tổng quan về giáo dục Phật giáo Tây Tạng” từ thế kỷ VIII đến nay. Chương trình Phật học của bốn trường phái Tây Tạng như Nyingma, Kagyu, Sakya và Gelug đều giảng dạy năm bộ luận lớn gồm: Ba la mật, Trung quán, Lượng luận, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận và giới luật với thời gian học từ 9-26 năm. Bài viết cung cấp các thông tin bổ ích theo đó Tăng Ni Việt Nam có thể chọn lựa chương trình Phật học cho chính mình. Như tựa đề bài viết “Giáo dục Tăng Ni của tông Tào Khê, Hàn Quốc” Sư cô Giác Lệ Hiếu, nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Dongguk, đã trình bày thực trạng và các giải pháp cho nền giáo dục Phật học của tông này. Dầu trải qua 50 năm cải cách giáo dục, Phật giáo Hàn Quốc nói chung, tông Tào Khê nói riêng đang gặp phải tình trạng Phật tử Hàn Quốc bỏ đạo đi theo đạo Tin Lành và đạo Thiên Chúa. Về Phật học tại Hoa Kỳ, ĐĐ. Thích Thiện Trí, Giảng viên về Thiền học tại một số Đại học Hoa Kỳ, giới thiệu “Phật giáo ảnh hưởng đến đời sống và học đường tại Hoa Kỳ”. Qua đó, giúp độc giả thấy được xu thế tự cải đạo của người phương Tây đi theo đạo Phật thông qua sự giác ngộ chân lý và thực tập thiền định Phật giáo, vốn vượt lên trên các tính lý của các tôn giáo phương Tây. Chi tiết và cụ thể hơn, ĐĐ. Chân Pháp Cẩn trong bài viết “Phật học tại Hoa Kỳ” giới thiệu số lượng các trường Đại học có khoa Phật học, chương trình đào tạo, chuyên ngành đào tạo, các cấp đào tạo, các ngôn ngữ mạnh, xu hướng hợp tác, giáo trình, học phí và tính quốc tế trong sự so sánh với HVPGVN tại TP.HCM. Qua đó tác giả góp ý chân thành nhằm phát triển nền Phật học tại Việt Nam. Trong bài khái quát “Phật học tại Canada và Australia”, ĐĐ. Chân Pháp Cẩn giới thiệu số lượng các trường có khoa Phật học, chương trình đào tạo, học phí và học bổng và chất lượng đào tạo. Tác giả điểm qua các tạp chí Phật học tiêu biểu của hai nước này cũng như các học giả lỗi lạc, đóng góp cho nền Phật học tại phương Tây. Về vương quốc Anh, nơi Phật giáo được biết sớm hơn các nước châu Âu còn lại từ thế kỷ XIX, TT. Thích Đồng Thành, Hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học Bình Định, giới thiệu “Giáo dục Phật giáo tại Anh quốc”. Không chỉ có nhiều nhà nghiên cứu Phật học lỗi lạc, Phật giáo Anh quốc còn có các hội Phật học quy mô, chương trình Phật học tiêu chuẩn, góp phần phát triển Phật giáo cho thế giới phương Tây. ĐĐ. Thích Đồng Tâm, giảng viên trường Phật học SIBA, Tích Lan qua bài “Giáo dục Phật giáo vương quốc Anh” đã khái quát lịch sử Phật giáo Anh, các trung tâm Phật giáo quan trọng, Hội thánh điển Pāli. Về chương trình Phật học tại Anh, tác giả giới thiệu 15 trường Đại học có khoa Phật học, nổi tiếng nhất là trường Đại học Oxford và Cambridge. Qua đó, giúp sinh viên Việt Nam có thể lựachọn các trường Đại học thích hợp khi theo học Phật học tại nước này. ĐĐ. Thích Thanh An trong bài “Tình hình nghiên cứu Phật học tại Đức” đã giới thiệu các học giả nổi tiếng, các công trình nghiên cứu đồ sộ về khảo cổ học, Ấn Độ học, triết học Phật giáo, tiếng Sanskrit, tiếng Pāli, các từ điển Phật học nổi tiếng Thánh điển Phật giáo bằng tiếng Đức và xu thế Phật giáo tại nước này góp phần giúp người châu Âu và cộng đồng phương Tây hiểu và đến với đạo Phật. Trong bài “Tổng quan tình hình Phật giáo và nghiên cứu Phật học tại Pháp” ĐĐ. Thích Thông Giác cung cấp bức tranh bao quát về Phật giáo Pháp gồm các hội Phật giáo, các trường phái Phật giáo, các tự viện Phật giáo, các trường Đại học có ngành Phật học cũng như cộng đồng Việt Nam và các cộng đồng di dân truyền bá đạo Phật tại đất nước nổi tiếng bậc nhất về văn minh trên thế giới. Qua đó cho thấy người phương Tây tìm về Phật giáo như giải pháp trị liệu nỗi khổ, niềm đau. *** Thông qua tuyển tập này, giới học giả Phật giáo cũng như Tăng Ni và Phật tử trong nước có thể so sánh Phật giáo Việt Nam và chương trình học Phật tại Việt Nam với Phật giáo ở 11 quốc gia và khu vực và các trường Đại học có khoa hoặc chuyên ngành Phật học hay các Học viện Phật giáo tại những nước này. Sự so sánh đối chiếu mang tính phản biện sẽ giúp cho các trường Phật học tại Việt Nam nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung, rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích nhằm phát triển hơn nữa Phật giáo Việt Nam cũng như đưa nền Phật học Việt Nam lên đẳng cấp toàn cầu. HVPGVN, Cơ sở Lê Minh Xuân, ngày 18-11-19 TT. Thích Nhật Từ



Textiles And Clothing Of Vi T Nam


Textiles And Clothing Of Vi T Nam
DOWNLOAD
Author : Michael C. Howard
language : en
Publisher: McFarland
Release Date : 2016-08-17

Textiles And Clothing Of Vi T Nam written by Michael C. Howard and has been published by McFarland this book supported file pdf, txt, epub, kindle and other format this book has been release on 2016-08-17 with Social Science categories.


Việt Nam is the home of more than fifty ethnic minorities--such as the Cham and Thai--many of which have distinctive clothing and weaving traditions linked to antiquity. The tight-fitting tunic called ao dai, widely recognized as a national symbol, has its roots in the country's 2,000-year history of textiles. Beginning with silk production in the Bronze Age cultures of the Red River, this book covers textiles in Việt Nam--including bark-cloth, kapok and hemp--through the centuries of Chinese rule in the north, a number of independent feudal societies and the brief period of French colonial rule.



A Ch Th I Nguy N


 A Ch Th I Nguy N
DOWNLOAD
Author :
language : vi
Publisher:
Release Date : 2009

A Ch Th I Nguy N written by and has been published by this book supported file pdf, txt, epub, kindle and other format this book has been release on 2009 with Thái Nguyên (Vietnam : Province) categories.


History, land, culture, and socioeconomic conditions of Thái Nguyên Province, Vietnam.



Textiles Of The Central Highlands Of Vietnam


Textiles Of The Central Highlands Of Vietnam
DOWNLOAD
Author : Michael C. Howard
language : en
Publisher:
Release Date : 2002

Textiles Of The Central Highlands Of Vietnam written by Michael C. Howard and has been published by this book supported file pdf, txt, epub, kindle and other format this book has been release on 2002 with Central Highlands (Vietnam) categories.




Vietnamese Traditional Medicine


Vietnamese Traditional Medicine
DOWNLOAD
Author : C. Michele Thompson
language : en
Publisher: NUS Press
Release Date : 2015-06-30

Vietnamese Traditional Medicine written by C. Michele Thompson and has been published by NUS Press this book supported file pdf, txt, epub, kindle and other format this book has been release on 2015-06-30 with Medical categories.


While reshaping our understanding of the history and development of traditional Vietnamese medicine in the 19th and 20th centuries, Michele Thompson's new book reaches across disciplines to open important perspectives in Vietnamese colonial and social history as well as our understanding of the Vietnamese language and writing systems. Traditional Vietnamese medicine is generally understood as an import from the Chinese tradition: Thompson's detailed historical and linguistic research restores agency and voice to practitioners of Vietnamese medicine, showing how the adoption of Chinese and then Western ideas of medicine in the 19th and 20th centuries relied on indigenous Vietnamese concepts of health and the human body. She mines medical manuscripts in Chinese and in Nom (vernacular Vietnamese) to capture various aspects of the historical interaction between Chinese and Vietnamese thought. She presents a detailed analysis of the Vietnamese response to a Chinese medical technique for preventing smallpox, and to the medical concepts associated with it, looking at Vietnamese healers from a variety of social classes. Thompson's account brings together colorful historical vignettes, contemporary observations and interviews, and textual analysis. It stands out as a demonstration of the power of the history of medicine to illuminate adjacent fields of enquiry. It will be of interest to historians of medicine globally and in East Asia, as well as to students of Vietnam and its complex process of modernization.



Southeast Asia Catalog Vernacular Monographs Serials Newspapers Maps


Southeast Asia Catalog Vernacular Monographs Serials Newspapers Maps
DOWNLOAD
Author : Cornell University. Libraries
language : en
Publisher:
Release Date : 1983

Southeast Asia Catalog Vernacular Monographs Serials Newspapers Maps written by Cornell University. Libraries and has been published by this book supported file pdf, txt, epub, kindle and other format this book has been release on 1983 with Asia, Southeastern categories.




Gi O D C O C Ph T Gi O Trong Tr Ng H C V X H I


Gi O D C O C Ph T Gi O Trong Tr Ng H C V X H I
DOWNLOAD
Author : Thích Nhật Từ
language : vi
Publisher: Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
Release Date : 2019-11-18

Gi O D C O C Ph T Gi O Trong Tr Ng H C V X H I written by Thích Nhật Từ and has been published by Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh this book supported file pdf, txt, epub, kindle and other format this book has been release on 2019-11-18 with Philosophy categories.


Tác phẩm “Giáo dục đạo đức Phật giáo trong trường học và ngoài xã hội” là một trong các diễn đàn chính của hội thảo “Phật học Việt Nam thời hiện đại: Bản chất, hội nhập và phát triển” do Hội đồng Điều hành HVPGVN tổ chức, nhằm kỷ niệm 35 năm thành lập HVPGVN tại Tp. HCM trong 3 ngày 6-8/11/2019. Với 37 bài nghiên cứu của các nhà Phật học và các học giả thuộc các lĩnh vực khác nhau, tuyển tập này chia làm 3 phần: (i) Giáo dục đạo đức Phật giáo trong xã hội, (ii) Giáo dục đạo đức Phật giáo vào trường học, (iii) Giáo dục đạo đức Phật giáo cho thanh thiếu niên, học sinh và sinh viên. Chuyên đề này đón nhận được sự quan tâm nồng nhiệt của các giáo sư và nhà giáo thuộc các trường Đại học khác nhau trong nước. Điều này cho thấy đạo đức Phật giáo và thiền học Phật giáo có thể được sử dụng làm nền tảng thực tập và phục hưng nền đạo đức Việt Nam có dấu hiệu suy thoái, do khủng hoảng về lối sống và lý tưởng sống trong một bộ phận giới trẻ Việt Nam được sinh ra và lớn lên trong giai đoạn môn đạo đức học đã bị bỏ ra khỏi chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong nhiều thập niên, từ 1954 ở miền Bắc và 1975 ở miền Nam, cho đến một thập niên trở lại đây môn này mới được đưa vào học đường như trước đây. 1. Về giáo dục đạo đức Phật giáo trong xã hội, HT. Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, trong bài nghiên cứu “Giáo dục đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội” cho rằng ba trụ cột đạo đức Phật giáo gồm phòng phi, dứt ác và hành thiện với động cơ cao quý là nền tảng thăng hoa hạnh phúc và giá trị con người. Nền đạo đức Phật giáo từ lâu đã ảnh hưởng đời sống xã hội Việt Nam, góp phần mang lại các giá trị cao quý cho nhân sinh. Bài “Ý nghĩa của giáo dục Phật giáo trong hình thành nhân cách, lối sống cho thế hệ trẻ” của HT. Dương Quang Điện (Thích Thanh Điện), Phó Tổng thư ký, Chánh văn phòng GHPGVN, được nghiên cứu trên nền tảng mục tiêu, phương pháp và nội dung giáo dục Phật giáo. Theo đó, tác giả phân tích các mặt trái của lối sống tiêu cực, chủ nghĩa hưởng thụ trong giới trẻ dẫn đến nhiều hậu quả xấu. Tác giả kêu gọi giới trẻ tiếp nhận giáo dục Phật giáo để hình thành nhân cách, lối sống tích cực và cao quý, nhằm xây dựng hạnh phúc và tương lai tươi sáng. TT. Thích Nhật Từ, Phó Ban Giáo dục Phật giáo GHPGVN, nhấn mạnh triết học giáo dục của Phật giáo bao gồm giáo dục về tự do khỏi các trói buộc tâm, tư duy và lý luận về chân lý, giáo dục về các giá trị sống nhằm giúp con người đạt được các phẩm chất cao quý bao gồm đạo đức, trí tuệ, giác ngộ và giải thoát. Bên cạnh đó, tác giả giới thiệu bốn phương pháp giáo dục chính của đức Phật gồm: (i) Phương pháp người dạy là trọng tâm, (ii) phương pháp người học là trọng tâm, (iii) phương pháp nhấn mạnh nội dung, và (iv) phương pháp dạy tương tác. TT. Thích Nguyên Thành, Phó Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương, Phó Viện trưởng HVPGVN tại Huế, cùng quan niệm như trên trong bài “Giáo dục đạo đức Phật giáo và sự ảnh hưởng đối với xã hội”. Theo tác giả, niềm tin về nhân quả, nghiệp báo, luân hồi, sự tu tập từ, bi, hỷ, xả, tâm vô ngã, lòng vị tha, năm điều đạo đức, mười điều thiện, sáu ba-la-mật và 37 yếu tố giác ngộ... sẽ giúp con người trở nên hiền thiện và có giá trị cho đời, góp phần phát triển đất nước, xây dựng hòa bình trên thế giới. Sư cô Đồng Hòa trong bài “Giáo dục đạo đức Phật giáo là góp phần an sinh xã hội” chứng minh rằng năm điều đạo đức Phật dạy mang lại hòa bình thế giới, đề cao sự chân thật trong tương quan xã hội, khích lệ sự chung thủy trong hôn nhân, kêu gọi truyền thông chân chính và hữu ích, khẳng định giá trị hạnh phúc gia đình qua việc từ bỏ ma túy và rượu gây say. Ứng dụng năm điều đạo đức, mười điều thiện, bố thí và nuôi dưỡng lòng từ bi là cách tạo nên sự an sinh xã hội một cách bền vững. Bài “Vai trò giáo dục đạo đức Phật giáo ở Việt Nam” của TS. Lê Đức Hạnh cho rằng đạo đức Phật giáo góp phần phát triển nhân cách người Việt Nam và ổn định xã hội Việt Nam, có giá trị tích cực trong lĩnh vực xã hội, y tế, văn hóa, nghệ thuật và giáo dục. ĐĐ. Thích Huệ Đạo trong bài “Giáo dục đạo đức Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay” chỉ ra các giá trị cốt lõi của đạo đức Phật giáo gồm hành thiện, từ bi, tu tâm, đoàn kết, tự chủ, khoan dung, yêu nước, hài hòa, vị tha... đã định hướng cho sự phát triển nhân cách, tư duy và lối sống của con người Việt Nam. Với chủ trương “Giáo dục Phật giáo trong đời sống cộng đồng hiện nay”, TS. Trần Đức Nguyên và ThS. Lưu Ngọc Thành cho rằng tinh thần nhập thế Phật giáo giúp cộng đồng bỏ ác, hướng thiện theo đó, con người trở nên tiến bộ và hạnh phúc hơn. Bài viết “Vai trò của giáo dục Phật giáo đối với sự phát triển bền vững của TP.HCM” của ThS. Đào Văn Trưởng khẳng định vị trí, vai trò, ảnh hưởng của giáo dục Phật giáo đối với thành phố đầu não kinh tế, tài chánh, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ trên toàn quốc. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp phát triển thành phố theo quan điểm Phật giáo. TS. Hoàng Thị Anh Đào trong bài “Vai trò của Phật học trong giáo dục hướng thiện và trợ giúp xã hội” tin rằng tư tưởng từ bi, độ lượng, vô ngã, vị tha của Phật giáo được phổ biến trong các khóa tu mùa hè dành cho thanh thiếu niên Việt Nam đã góp phần định hình nhân cách sống và giá trị sống cho con người Việt Nam. Với quan điểm “Tầm quan trọng của văn hóa Phật giáo Việt Nam đối với nền giáo dục Phật giáo Việt Nam”, sư cô Thanh Quế lược dẫn lịch sử phát triển của văn hóa Phật giáo Việt Nam góp phần tạo ra bản sắc văn hóa Việt Nam. Qua đó, tác giả đề nghị đưa môn Văn hóa Phật giáo vào chương trình giảng dạy trong các trường Phật học. “Giáo dục Phật giáo nhìn từ hoạt động giáo dục của mô hình Câu lạc bộ” của ThS. Vũ Ngọc Định kêu gọi phát triển con người toàn diện có tri thức, đạo đức, văn hóa, thể chất, nghề nghiệp trên tinh thần Phật dạy để vượt qua vô minh, vị kỷ, chấp ngã. Theo tác giả, đây là cách bồi dưỡng nhân tài đúng nghĩa, góp phần phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Theo ThS. Đinh Đức Hiền “Triết lý giáo dục của tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam” có ảnh hưởng tốt đẹp đến nếp sống hiền thiện của thanh thiếu niên Phật tử nói chung và các tầng lớp nhân dân nói riêng. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển các giá trị giáo dục của tổ chức này. Cùng quan niệm như trên, Sư cô Tường Nghiêm trong bài “Đường hướng giáo dục trong tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam” cho rằng Phật giáo là đạo của tuổi trẻ, do đó giáo dục các phẩm chất như tinh tấn, hỷ xả, trí tuệ, từ bi, anh dũng cho thanh thiếu niên là góp phần mang lại hạnh phúc cho con người. Nói về lợi ích của thiền, ĐĐ. Quảng Hợp qua bài “Chánh niệm Phật giáo ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam” chứng minh rằng chánh niệm và tỉnh thức có khả năng giải phóng căng thẳng, khai thông tâm trí, vượt qua trì trệ, xóa bỏ cố chấp và sai lầm, nhờ đó, con người sống hạnh phúc và hữu ích hơn. 2. Về chủ đề “Giáo dục đạo đức Phật giáo vào trường học”, các tác giả trong tuyển tập này đề nghị truyền bá đạo đức và thực tập thiền định cho học sinh và sinh viên. TS. Trần Minh Đức và ThS. Nguyễn Văn Tiến trong bài “Sự cần thiết đưa Phật giáo vào học đường ở cấp Tiểu học, Trung học, Cao đẳng và Đại học sẽ giúp học sinh và sinh viên tiếp thu các giá trị nhân văn, nhân bản, góp phần dấn thân, cống hiến cho xã hội Việt Nam. Trong bài viết “Giáo dục thiền dành cho tuổi trẻ”, Ni sư Hằng Liên từ kinh nghiệm thực tiễn của người dạy thiền, đề nghị hướng dẫn thiền hơi thở và thiền minh sát cho thanh thiếu niên, nhằm giúp các cháu trở nên tỉnh thức, chân chánh và chuẩn mực. Nhờ đó, phát triển đạo đức, trí tuệ bên cạnh sự khỏe mạnh về thể chất. Như tựa đề của bài viết “Thiền trong trường học ở phương Tây và cơ hội tại Việt Nam”, ThS. Phạm Thị Ngọc Thủy dựa vào phong trào thiền được các trường học ở phương Tây áp dụng, kêu gọi lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo nên làm tương tự để mang lại các lợi ích về sức khỏe thể chất và sức khỏe cảm xúc cho học sinh và sinh viên, giúp các cháu sống hạnh phúc và hữu ích trong đời. NCS. Lê Tấn Lộc trong bài “Ứng dụng các giá trị của đạo Phật” kêu gọi việc giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Việt Nam là trách nhiệm của mỗi gia đình, trường học và các nhà tôn giáo. Theo tác giả, nghiên cứu và áp dụng các giá trị của đạo Phật trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Việt Nam sẽ tạo ra các ảnh hưởng tích cực đối với hành vi và lối sống của người Việt Nam. Từ góc độ văn học, bài viết “Giáo dục triết lý Phật giáo qua tác phẩm văn học dân gian”, TS. Nguyễn Thanh Tú đề nghị các nhà giáo nghiên cứu các câu chuyện dân gian và truyền trao tư tưởng Phật giáo cho các thế hệ học sinh và sinh viên nhằm giúp các cháu sở hữu được các viên ngọc đạo lý và nhân cách sống cao quý, có lợi ích cho mình và người. Từ góc độ nghiên cứu liên ngành, ĐĐ. Chấn Đạo qua bài viết “Nhận diện văn học Phật giáo trong văn xuôi Việt Nam hiện đại” cho rằng tư tưởng Phật giáo không chỉ có mặt trong văn học Phật giáo thuần túy mà còn có ảnh hưởng lớn trong văn xuôi Việt Nam hiện đại với tần số lớn. Qua đó, tác giả đề nghị cần có nhiều nghiên cứu về tư tưởng và ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn học Việt Nam. NCS. Tạ Thị Minh Phương nối kết sự liên hệ “Thiền định và dạy học toán” cần được triển khai và ứng dụng trong các cấp học nhằm tìm ra các chìa khóa rèn luyện sức tập trung, giải quyết các vấn nạn, chuyển hóa căng thẳng, giúp cho học sinh và sinh viên đạt được kết quả cao trong học tập và sống hạnh phúc trong đời. Sư cô An Diệu trong bài viết “Ứng dụng tâm lý học trong phương pháp giảng dạy” đã đề nghị các trường Phật học nên áp dụng mô hình này. Theo tác giả, phương pháp giảng dạy mới này không chỉ giúp người giảng dạy được các học trò quý kính mà còn có tác dụng định hướng sự ứng dụng những điều được học vào cuộc sống. Bài nghiên cứu “Các yếu tố hỗ trợ, ứng phó với stress của tín đồ Phật giáo tại TP. Huế” của ĐĐ. Pháp Tịnh là một nghiên cứu định tính đối với 224 nam và 240 nữ Phật tử từ 18-35 tuổi. Kết quả khảo cứu cho thấy các Phật tử có tu học Phật pháp ít bị stress và sống hạnh phúc hơn so với người bình thường. Qua đó, tác giả kêu gọi mọi người thực tập Phật pháp mang lại hạnh phúc cho mình và con người. ĐĐ. Nguyên Pháp trong bài “Quá trình chuyển hóa cảm xúc” kêu gọi mọi người thực tập thiền Phật giáo để tự kiểm soát, chế ngự và làm chủ các phản ứng cảm xúc, vượt qua tâm lý tiêu cực, nhờ đó, sống hạnh phúc, sống khỏe, sống thọ và hữu ích trong đời. 3. Chuyên đề “Giáo dục đạo đức Phật giáo cho thanh thiếu niên, học sinh và sinh viên” là nội dung nhấn mạnh sự quan tâm đến đối tượng thanh thiếu niên trong nhà trường. TS. Trần Hồng Lưu qua bài “Giáo dục đạo đức Phật giáo cho trẻ em để phát triển bền vững xã hội” chứng minh rằng những lời Phật dạy về đạo đức có tác dụng định hình, dẫn dắt, soi sáng hành vi và lối sống của tuổi trẻ, nhờ đó, tuổi trẻ sống tốt và hạnh phúc hơn. TS. Huỳnh Lâm Anh Chương trong bài “Giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi hướng đến thực hành luật nhân quả” nhấn mạnh lợi ích của niềm tin nhân quả, sự thưởng phạt ở hiện tại và kiếp sau. Theo tác giả, giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ theo hướng này có khả năng giúp giới trẻ sợ hãi và xa lánh cái ác, đồng thời huân tập điều thiện, lối sống thiện để đón nhận hạnh phúc ở hiện tại và tương lai. Bài viết “Giáo dục Phật giáo cho thiếu nhi trong cuộc sống” của NCS. Lý Siều Hải và TS. Huỳnh Lâm Anh Chương cung cấp các thông tin hữu ích về các lợi ích mà việc giáo dục đạo đức Phật giáo trong nhà trường và tại gia đình, góp phần mang lại hạnh phúc cho nhiều gia đình. Bài nghiên cứu “Giáo dục Phật giáo về thiện cho trẻ em từ góc độ gia đình ở Việt Nam hiện nay” của TS. Phạm Thị Quỳnh được xem là quốc sách. Theo tác giả, giáo dục thiện giúp con người chuyển hóa cái xấu, phát huy mặt tốt, chuyển hóa nghiệp và định mệnh để tạo nên cuộc sống hạnh phúc và có giá trị. NCS. Nguyễn Thị Thanh Tùng tin rằng “Giáo dục Phật giáo về giá trị sống cho trẻ em vị thành niên hiện nay” là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vì trẻ em là thành phần dễ bị người xấu dụ dỗ, bắt chước các hành vi lệch chuẩn, sa vào con đường phạm pháp và tội lỗi. Cùng với gia đình và trường học, Phật giáo đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ em, giúp các cháu sống tích cực và hữu ích hơn. Bài viết “Giáo dục trẻ em nhìn từ góc độ Phật giáo” của Trần Thị Thanh Hà và ThS. Đoàn Thị Vịnh là chiến lược giúp các gia đình có được con cháu với lối sống chuẩn mực. Theo tác giả, Phật pháp có khả năng giúp trẻ em hoàn thiện nhân cách, phát triển đạo đức, trở thành con ngoan, trò giỏi và công dân hữu ích cho gia đình, xã hội. ĐĐ. Tâm Thông cho rằng “Giáo dục Phật pháp cho thanh thiếu niên hiện nay” là trách nhiệm của các bậc cha mẹ tại nhà, các thầy cô giáo tại trường và các Tăng Ni tại chùa. Tác giả tin rằng khi Tăng Ni năng động hơn trong việc giảng dạy Phật pháp cho thanh thiếu niên sẽ góp phần xoa dịu nỗi đau, giảm tệ nạn xã hội, tránh vi phạm luật pháp, giúp các bạn trẻ có mục đích và lý tưởng sống cao quý. Cùng quan niệm như trên, sư cô Hòa Nhã cho rằng “Giáo dục Phật giáo cho thiếu niên” cần được quan tâm hàng đầu. Thành công trong việc giáo dục Phật pháp cho thiếu niên ở phạm vi gia đình và xãhội sẽ giúp các cháu có cuộc sống hạnh phúc và tương lai tươi sáng. TS. Lê Thị Hạnh đề nghị “Vận dụng giáo dục đạo đức Phật giáo cho sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay” cần được triển khai càng sớm càng tốt. Tác giả cho rằng giáo dục đạo đức Phật giáo giúp cho lối sống sinh viên trở nên hiền thiện, hữu dụng và có giá trị cho mọi người. Với bài viết “Giáo dục Phật giáo Việt Nam trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay”, TS. Nguyễn Thị Liên tin rằng việc làm này cần được nâng thành chính sách giáo dục của quốc gia, theo đó, thói quen và lối sống của thanh niên Việt Nam sẽ trở nên hiền thiện và hữu ích trong mọi hoàn cảnh. Trong bài nghiên cứu “Giáo dục đạo đức Phật giáo trước lối sống vô cảm của thanh niên hiện nay”, ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt cho rằng sẽ là quá muộn và có nhiều tác hại nếu gia đình và nhà trường không quan tâm đến lối sống lệch chuẩn của thanh thiếu niên hiện nay. Theo tác giả, đạo đức Phật giáo giúp con người có niềm thông cảm sâu sắc trước nỗi khổ niềm đau của con người, theo đó, dấn thân phụng sự với lý tưởng cao quý, góp phần mang lại hạnh phúc cho nhân loại. TS. Lương Minh Chung tin rằng “Khóa tu mùa hè: Đường hướng giáo dục nhân cách cho giới trẻ hiện nay” là hướng đi đúng mà Phật giáo Việt Nam đã vận dụng thành công từ năm 2007. Từ mô hình chỉ có chùa Hoằng Pháp và chùa Giác Ngộ khởi xướng, khóa tu mùa hè nay đã được nhân rộng trên toàn quốc. Theo tác giả, mở rộng mô hình này tại tất cả các chùa trên toàn quốc sẽ góp phần mang lại hạnh phúc cho gia đình và xã hội Việt Nam. *** Các bài nghiên cứu về giáo dục đạo đức Phật giáo trong nhà trường và xã hội trong tập sách này phản ánh các vấn nạn suy thoái đạo đức trong giới trẻ, tình trạng trẻ hóa tội phạm cũng như tội phạm trở nên tàn nhẫn hơn ... tại Việt Nam, có gốc rễ từ việc thiếu quan tâm về đạo đức và lối sống của con người Việt Nam. Tiếng nói thống nhất của các nhà nghiên cứu trong tập sách này là sớm đưa môn đạo đức Phật giáo và thiền định Phật giáo vào học đường với các cấp học khác nhau nhằm góp phần cứu vãn tình hình bất ổn nêu trên. Nếu giáo dục đạo đức Phật giáo có khả năng định hướng thanh thiếu niên trong việc xây dựng mục đích sống, lý tưởng sống cao quý, hữu ích cho mình, có giá trị cho đời thì việc giảng dạy và thực hành thiền trong nhà trường sẽ giúp cho các thế hệ học sinh và sinh viên trở nên điềm tĩnh, sâu sắc, làm chủ nghịch cảnh, vượt qua các biến cố để sống hạnh phúc bây giờ và tại đây. Các nước phương Tây vốn theo các tôn giáo hữu thần như Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành giáo, thế mà nhiều trường học của họ đã mạnh dạn giảng dạy môn đạo đức và thiền định Phật giáo cho học sinh và sinh viên. Tương tự, nhiều nhà tù tại Ấn Độ vốn theo Ấn Độ giáo và nhiều nhà tù tại Hoa Kỳ vốn theo Tin Lành giáo và Thiên Chúa giáo lại mạnh dạn đưa thiền học Phật giáo vào trại giam, cho phạm nhân thực hành. Tôi tin rằng, không chóng thì chày, Việt Nam sẽ đưa môn đạo đức Phật giáo và thiền định Phật giáo vào trường học và trại giam để góp phần chuyển hóa nhân cách, bình ổn xã hội, đề cao lý tưởng sống cao quý, giúp con người làm mới cuộc sống, trở nên hạnh phúc, hữu ích hơn, góp phần phát triển đất nước Việt Nam, mang lại hạnh phúc và hòa bình trên thế giới. HVPGVN, Cơ sở Lê Minh Xuân, ngày 20-11-19 TT. Thích Nhật Từ